Untitled Document
Hôm nay, 5/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản ở tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010 / ThS. Lưu Vĩnh Nguyên (chủ nhiệm đề tài) - An Giang : Ban tuyên giáo tỉnh Ủy An Giang , 2006. - 94

   1. Đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản làm căn cứ để đánh giá thực trạng và giải pháp thúc đẩy ngành kinh tế thủy sản phát triển. 2. Qua phân tích thực trạng CNTS trong thời gian qua, mà trọng tâm là là giai đoạn 1990 đến nay trên tất cả các khâu có liên quan: sản xuất nguyên liệu-công nghiệp chế biến-tiêu thụ sản phẩm thủy sản có bước phát triển khá đặc biệt, nhất là khâu NTTS được nâng lên rõ nét. Song vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém, bất cập: khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu còn rất lớn về số lượng, phong phú về chủng loại nhưng năng lực CNTS phát triển chưa tương xứng; việc tổ chức sản xuất chưa hợp lý, chưa đạt được hệ thống liên hoàn trong sự phát triển sản xuất nguyên liệu-chế biến-tiêu thụ và bảo vệ môi tường sinh thái, nhất là sự mất cân đối giữa khối lượng hàng thủy sản với năng lực chế biến và nhu cầu tiêu thụ; kết cấu hạ tầng dịch vụ nghề cá phát triển chưa tương xứng; cơ chế chính sách còn những mặt chưa hợp lý, thiếu đồng bộ. 3. Định hướng phát triển CNTS từ 2006-2010 là phát huy năng lực các TPKT để nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng hiện có, kết hợp các loại quy mô và trình độ kỹ thuật-công nghệ, bảo đảm phát triển cân đối giữa các khâu: nguồn nguyên liệu-công nghệ chế biến-thị trường tiêu thụ-bảo vệ môi trường sinh thái và xử lý đúng đắn mối quan hệ về lợi ích kinh tế của các khâu trên cơ sở đẩy mạnh phân công và liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ Những kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn trong ngành kinh tế thủy sản: 1. Trong quy hoạch NTTS cần tập trung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, xây dựng quy hoạch vùng và quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản, quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, quy hoạch và xây dựng đề án phát triển một số loài thủy sản nuôi xuất khẩu… 2. Tập trung giải quyết khâu đột phá là cung ứng đủ giống thủy sản có chất lượng và giá bán hợp lý, kết hợp chuyển giao nhanh những kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến cho ngư dân 3. Cần đánh giá đầy đủ và toàn diện thực trạng khai thủy sản trên bình diện toàn tỉnh nhằm tổng kết thực tiễn, có định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh phát triển khai thác theo hướng bền vững. 4. Trong chế biến, các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm phấn đấu 100% các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ngành về vệ sinh thực phẩm. 5. Về thị trường, chú trọng thị trường xuất khẩu, giải quyết tốt tranh chấp thương mại; xúc tiến thương mại và thông tin một cách chủ động hơn ở tầm vĩ mô và vi mô. Với thị trường nội địa tiếp tục cải tiến và phát triển các mô hình chợ bán sỉ thủy sản ở các vùng đô thị lớn, đẩy mạnh phát triển thị trường thủy sản trong nước. 6. Đầu tư, bám sát các chương trình trọng điểm ngành, trong đó đặc biệt ưu tiên cho nuôi trồng thủy sản. Để ngành thủy sản phát triển bền vững, trước tiên phải tập trung đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu với nguyên tắc: con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh. 7. Trong lĩnh vực đào tạo, cần đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng bậc đại học và sau đại học nhằm bổ sung kịp thời lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ đầu ngành. 8. Nghiên cứu giống sạch bệnh 9.Tiếp tục triển khai trương trình hành động hợp tác quốc tế theo Quyết định 998/QĐ-BTS ngày 13/12/2002 của Bộ Thủy sản.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127